AIKO - Mang lại sự an toàn cho mẹ và bé!
Địa chỉ: 17A Trương Đình Hội, Phường 16, Quận 8, Tp.HCM

Câu hỏi thường gặp

Thời kỳ chu sinh được tính từ tuần thứ 28 đến hết ngày thứ 7 sau khi sinh (tuần đầu sau sinh). Chu sinh được hiểu là xung quanh thời điểm mẹ sinh em bé, đây là bước thay đổi lớn không chỉ của mẹ và của cả con.

Trong thời kỳ chu sinh, trẻ sẽ phải trải qua bước chuyển đổi môi trường sống quan trọng, từ sống trong tử cung mẹ được đưa thức ăn dinh dưỡng trực tiếp qua dây rốn, chuyển sang môi trường sống ngoài tử cung. Hơn nữa, nhiệt độ môi trường cũng thay đổi, trong cơ thể mẹ là 37 độ C ra ngoài môi trường tự nhiên dao động ở 25-27 độ C, khiến trẻ phải học cách tự mình thích nghi. Có những trường hợp, trẻ sơ sinh không vượt qua được thời gian tuần đầu tiên này, không thể thích nghi được nên đã dẫn tới tử vong, người ta vẫn nói đó là trường hợp tử vong chu sinh. Chính vì vậy, đây là thời kỳ mẹ và bé cần nhiều nhất sự quan tâm, bảo vệ và chăm sóc đúng cách.

Thời kỳ chu sinh là một trong những giai đoạn đầu đời quan trọng nhất của con. Vì vậy bố mẹ nên học cách chăm sóc con đúng đắn nhất để tạo đà cho một sự phát triển toàn diện.

  • Đảm bảo giấc ngủ đủ cho con

Theo nhận định của nhiều chuyên gia thì sự tăng trưởng ở trẻ sơ sinh phần lớn đạt được thông qua giấc ngủ và bú sữa. Bé ngủ nhiều giấc ngắn cả đêm lẫn ngày là hoàn toàn bình thường; bởi vì, giấc ngủ ở bé sẽ bước vào chu kỳ ổn định hơn bắt đầu từ tháng thứ tư. Tuy nhiên, khi ngủ thì cả bố và mẹ cũng để cho bé một khoảng cách an toàn nhất định.

6 tháng đầu đời, bé ngủ từ 16 – 20 giờ/ ngày, chia đều cho cả ban ngày lẫn đêm. Giấc ngủ dài nhất của bé thường kéo dài 4-5 giờ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bé có thể ngủ một mạch 10 giờ đồng hồ trong khi có những trẻ chỉ ngủ mỗi giấc 2 giờ đồng hồ. Không có một công thức giấc ngủ nào cho bé mới sinh vì đồng hồ sinh học của bé chưa thực sự phát triển đầy đủ. Miễn sao, bé khỏe mạnh là được.

Khi cho bé ngủ, tốt nhất nên đặt bé nằm ngửa để tránh hội chứng đột tử (SIDS) và đảm bảo phòng ngủ của bé luôn thoáng. Tuyệt đối không được cho bé nằm sấp, mặc quần áo chật hoặc ngủ trong phòng bí hơi…

Việc bé sụt cân sau sinh không có gì bất thường cả. Vì vậy, bạn đừng quá lo lắng! Trong cơ thể bé có chứa rất nhiều nước nên trong 3-5 ngày sau khi sinh, bé sẽ sụt khoảng 100-200g nước thừa.

Về cân nặng của bé, thông thường, bé sinh đủ tháng tăng khoảng 600g trong tháng đầu. Tháng thứ 2 và 3 trẻ tăng khoảng 800g. Trong các tháng tiếp theo, số cân tăng sẽ giảm khoảng 50g so với tháng liền kề trước đó. Ví dụ, tháng thứ 4 số cân bé tăng sẽ là 750g.

Sẽ có rất nhiều biến chứng nguy hại xảy ra cho bé nếu cha mẹ chăm sóc rốn sai cách. Do vậy, khi chăm sóc rốn cho bé, bạn cần chú ý:

  • Luôn giữ cuống rốn khô và sạch cho đến khi rốn rụng. Tuyệt đối không ngâm cuống rốn của bé trong khi tắm cho đến khi cuống rốn đã rụng và khô.
  • Luôn luôn rửa tay trước khi chăm sóc rốn của trẻ. Bởi việc chưa rửa tay của bạn có thể mang tới những vi trùng có hại xâm nhập vào rốn của trẻ.
  • Trước khi cuống rốn khô và rụng khỏi rốn, bạn hãy chú ý giữ tã của bé che hờ phần rốn và bụng để tránh bất cứ điều gì có thể va chạm tới phần rốn. Mỗi khi bạn thay một tã mới, gấp tã ở phía trên để đảm bảo rằng rốn không bị trầy xước da và lưu thông không khí.
  • Đừng quên lau khô khu vực rốn và xung quanh rốn với một miếng gạc sau khi làm sạch rốn. Bạn tuyệt đối tránh sử dụng bông gòn vì những sợi từ bông gòn thường dính vào rốn và có thể gặp khó khăn để lấy ra, gây các biến chứng khác cho rốn.
  • Không sử dụng nước thơm, dầu gội để tắm hoặc rắc bột lên trên hoặc xung quanh rốn của bé.

Với bé dưới 6 tháng tuổi, bạn cần phải hết sức thận trọng khi chăm sóc tai cho bé. Tốt nhất, chỉ nên dùng bông ướt để lau vành trong và vành ngoài của tai trẻ. Chưa nên ngoáy sâu vào tai trong của trẻ.

Nên lau mắt cho trẻ hằng ngày bằng bông ướt. Lau quanh hốc mắt, đuôi mắt của trẻ. Nếu mắt bé bị chảy nhiều nước, có thể bé đã bị viêm, nhiễm trùng mắt hoặc bệnh kết mạc. Một nguyên nhân khác làm cho nước mắt chảy là tuyến dẫn lệ bị tắc do viêm nhiễm. Cần phải đưa trẻ tới bác sĩ mắt để khám.

Đầu tiên, bạn có cảm giác căng ngực trước lúc sắp cho bé bú. Khi cho bé ti mẹ xong, bầu ngực của bạn trở nên mềm và nhẹ nhõm. Ắt hẳn, sữa của bạn đã được bé tận dụng triệt để.

Bé mãn nguyện khi vừa được bú xong. Bé bú no lộ vẻ hài lòng và không có dấu hiệu muốn bú nữa. Phần lớn các bé đều không thể yên tĩnh nếu còn đói.

Chỉ số cuối cùng nhưng quan trọng là đếm số tã ướt của bé. Bạn sẽ thấy có khoảng 6-8 chiếc tã ướt của con trong vòng 24 tiếng. Nếu bé không bú no thì bé không thể đi tiểu nhiều. Đây là dấu hiệu chắc chắn bé đã nhận đủ sữa mẹ và không bị mất nước.

Một số mẹ nghĩ đơn giản là càng cho bé bú lâu thì bé càng no. Thực tế, nhìn đồng hồ không phải tiêu chí đánh giá sự no-đói ở bé khi ti mẹ.

Copyright © 2022 - AIKO.All rights reserved. Design by i-web

AIKO 17A Trương Đình Hội, Phường 16, Quận 8, Tp.HCM 17A Trương Đình Hội, Phường 16, Quận 8, Tp.HCM 10.717351353133289, 106.62411091289869 700000 Việt Nam 0825701588